Con cá sắt kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống người dân Campuchia

Ty Huu Doc Ngoc

Con mỉm cười được coi là biểu tượng may mắn trong văn hóa Campuchia. Nó được đúc một loạt và gửi đến các hộ gia đình đang bị thiếu sắt.

Bệnh thiếu sắt ảnh hưởng tới gần 3,5 tỷ người trên toàn thế giới và nó trở thành một trong những vấn đề dinh dưỡng phổ biến.

Căn bệnh này có thể dẫn đến thiếu máu, suy nhược, suy giảm khả năng nhận thức, làm tổn hại sự phát triển thể chất ở trẻ em, và gia tăng nguy cơ bệnh tật. Thiếu sắt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ở Campuchia, gần một nửa dân số được cho là bị thiếu sắt.
ki la con ca sat giup chua benh thieu mau o campuchia Con cá sắt kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống người dân Campuchia

ki la con ca sat giup chua benh thieu mau o campuchia 3 Con cá sắt kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống người dân Campuchia
Christopher Charles và con cá sắt – phát minh của anh đã cứu nhiều người thoát khỏi căn bệnh thiếu máu.

Cách đây 6 năm, khi mới tốt nghiệp cử nhân ngành y sinh, anh chàng Christopher Charles người Canada đã trải qua một kỳ hè ngắn ngủi ở Campuchia để trải nghiệm những gì học được từ trường đại học. Ở đây, anh đã nảy ra một sáng kiến nhỏ nhưng có tác động lớn cho cộng đồng. Đó là một con cá sắt vào nấu cùng trong nồi thức ăn thay vì những viên sắt thô kệch, mất thẩm mỹ.

Ý tưởng mới mẻ này xuất phát từ suy nghĩ nếu nấu nướng trong những chiếc nồi bằng sắt người ta có thể làm tăng lượng sắt trong thức ăn,

Charles đã đề nghị làm một con cá bằng sắt và bỏ chúng vào nồi khi nấu nướng. Như thế, món ăn sẽ nhận được một lượng sắt đủ để cung cấp cho những phụ nữ và trẻ em. Anh không chọn những hình khác vì theo Charles con cá cũng là biểu tượng may mắn trong văn hóa Campuchia.

ki la con ca sat giup chua benh thieu mau o campuchia 5 Con cá sắt kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống người dân Campuchia
Nó đã trở thành con cá quen thuộc cần bỏ vào các món ăn của người dân Campuchia

Con cá sắt may mắn (luckyironfish) này đã cung cấp lượng sắt hàng ngày cần thiết đến tới 75% cho các gia đình. Cách đơn giản là chỉ cần nấu thức ăn cùng với con cá sắt này hàng ngày.

Đó là một giải pháp đơn giản, giá cả phải chăng, hiệu quả và bất cứ ai có thể sử dụng.

Chỉ sau 9 tháng sử dụng con cá sắt này, kết quả cho thấy đã giảm 50% tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt lâm sàng, và làm tăng nồng độ sắt của người sử dụng. Và mọi người đều cảm thấy sự khác biệt.

“Bạn chỉ cần bỏ con cá sắt này vào nước đun sôi hoặc trong món canh ít nhất trong 10 phút, để sắt tiết ra sau đó lấy con cá ra. Sau đó bạn bỏ thêm một ít nước cốt chanh thành phần quan trọng để hấp thu sắt là có thể sử dụng món ăn đó”. Các món ăn được nấu theo cách này sẽ không làm mất vị mà vẫn cung cấp sắt hiệu quả”.

Theo tiến sỹ này, con cá sắt sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong thực phẩm khi nó được nấu cùng vì thế giúp cho những người bị thiếu sắt được bổ sung đầy đủ hơn.

Hơn 2.500 hộ gia đình đã thử sử dụng cá sắt chữa bệnh thiếu máu ở Campuchia, và thử nghiệm cho thấy rằng một nửa số người tham gia nghiên cứu là không còn bị thiếu máu sau 12 tháng.
ki la con ca sat giup chua benh thieu mau o campuchia 1 Con cá sắt kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống người dân Campuchia
Theo Giáo sư Imelda Bates, trưởng khoa Y tế công cộng quốc tế của đại học y khoa nhiệt đới Liverpool: “Con cá sắt là một sáng kiến thú vị”.

Điều làm cho TS Charles hạnh phúc nhất là các dân làng có vẻ chấp nhận con cá sắt mỉm cười, dài 7,6 cm, nặng khoảng 200 gam này và sử dụng chúng hàng ngày.

Chỉ trong một năm, sáng kiến này đã nhận được nhiều giải thưởng và sự công nhận như giải “Cam kết hành động” của trường Đại học Sáng kiến toàn cầu Clinton (Mỹ) và được đặt tên là “1 trong 5 sáng kiến sẽ làm thay đổi thế giới” do tạp chí Maclean của Canada chứng nhận.

Nguồn : Internet

300x250 Con cá sắt kỳ diệu làm thay đổi cuộc sống người dân Campuchia

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>